Măng là một món ăn ngon, đưa cơm nên trở thành "món tủ" của nhiều chị em. Vì vậy, những chị em sau phẫu thuật nâng mũi thường thắc mắc "nâng mũi xong có được ăn măng không?".
Tìm hiểu thêm:
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TRONG MĂNG
Có rất nhiều món ăn chế biến từ măng, hấp dẫn đến mức khó cưỡng bao gồm: Măng hầm sườn, măng xào ếch, măng ngâm,…
Măng rất ngon và có những giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng lại không dành cho một vài trường hợp đặc biệt. Vậy, trường hợp sau nâng mũi có được ăn măng không?
Trước tiên, cần phải hiểu giá trị dinh dưỡng của măng để từ đó mới có thể giải thích rõ ràng vấn đề “nâng mũi có ăn măng được không?”.
Nhìn chung, măng cung cấp 91% nước cho cơ thể, giàu protein, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng như canxi, photpho, kali. Đặc biệt, măng tươi chứa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm, chống oxy và mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa. Một điểm cộng nữa của măng phải kể đến, măng ít đường nên hoàn toàn không cần lo lắng về nguy cơ mắc tiểu đường.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn cho người sau phẫu thuật thẩm mỹ, bạn đã biết chưa?
SAU NÂNG MŨI CÓ ĂN MĂNG ĐƯỢC KHÔNG?
Nâng mũi là một tiểu phẫu, tác động phần ngoài mũi với đường rạch nhỏ và mô mềm nhằm đưa chất liệu sụn để nâng cao sóng mũi. Dù phẫu thuật đơn giản, nhanh gọn nhẹ và an toàn cho sức khỏe, sau nâng mũi vẫn cần phải tuân thủ một chế độ chăm sóc đặc biệt về ăn uống, sinh hoạt,…
Măng vốn là món ăn ngon nhưng không phải ai cũng thích ăn hay ăn được. Để món măng ngon, cần phải biết cách chế biến. Những người không thạo nấu ăn, chế biến măng dễ gây ra đau bụng, dị ứng, đi ngoài.
Chưa kể, trong măng chứa hàm lượng cyanide rất cao. Một khi tác động dưới các enzyme của đường tiêu hóa sẽ chuyển thể thành acid cyanhyric – một chất vô cùng độc.
Hơn nữa, cái gì nhiều cũng không tốt. Nếu ăn nhiều măng, tác dụng phụ không mong muốn thường là đầy bụng, khó tiêu, có thể bị ngộ độc.
Vì vậy, sau nâng mũi, để bảo toàn sắc đẹp và sức khỏe, tốt nhất vẫn nên kiêng ăn măng. Thời gian kiêng ít nhất trong vòng 1 tháng cho đến khi vết thương phẫu thuật thẩm mỹ lành lặn hoàn toàn.
Mặc dù măng ngon và đưa cơm, nhưng không phải là duy nhất. Còn đa dạng những thực phẩm khác vừa an toàn vừa tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Bạn cần bổ sung những món ăn giàu vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước.
Tìm hiểu thêm: Các món ăn bồi bổ sau phẫu thuật cực kỳ tốt
Ngoài ra, trường hợp mũi bị sưng, bạn có thể theo hướng dẫn của bác sĩ chườm đá, chườm nóng 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật sẽ làm giảm thâm tím hiệu quả.
Bạn cũng nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, bột, sinh tố,… có giá trị dinh dưỡng cao, không phải hoạt động cơ hàm mạnh, ảnh hưởng đến dáng mũi do những tác động nhai, cắn.
Một số thực phẩm cần tuyệt đối tránh nếu không muốn vết thương mưng mủ, để lại sẹo xấu như thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống, hải sản…
Như vậy, vấn đề nâng mũi xong ăn măng có được không đã được giải quyết. Tất nhiên với những bạn thích ăn măng, việc kiêng cữ như vậy dường như là một “cực hình”. Dù vậy, vì công cuộc làm đẹp, “có thờ có kiêng, có kiêng có lành”.
Xem ngay: Sở hữu ngay dáng mũi đẹp chuẩn đến từng đường nét với phương pháp nâng mũi an toàn, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam!
Nguồn bài viết: Nangmuicao.com.vn